Con người nhờ có lòng trắc ẩn mới xứng đáng được gọi là người. Muốn có lòng nhân hậu, trước tiên phải có lòng trắc ẩn; muốn tích chứa phước đức, trước tiên phải tích chứa lòng trắc ẩn. Sách Chu Lễ nói: “Trong thánng mạnh xuân, tế lễ không được đùng những con vật giống cái. Mạnh tử nói: “Người quân tử lánh xa chỗ bếp núc”. Những điều như thế đều là để giữ gìn lòng trắc ẩn, biết thương tiếc sự sống của muôn loài. Cho nê, người xưa có bốn loại thịt tránh không ăn. Đó là: thịt con vật nghe tiếng kêu khi bị giết, thịt con vật nhìn thấy khi bị giết, thịt con vật do chính mình nuôi dưỡng, thịt con vật người khác cố ý giết để đãi mình.
Người học đạo nếu chưa thể hoàn toàn dứt bỏ việc ăn thịt thì cũng nên khởi đầu từ viêc tránh ăn thịt như trên, dần dần tu tiến, tâm từ bi được nuôi dưỡng lớn mạnh hơn, khi ấy không những có thể giữ giới không giết hại, mà còn có thể nhận thức sâu xa rằng hết thảy các loài sâu bọ, côn trùng, động vật… đều có sự sống, cần phải tôn trọng. Những việc như luộc kén tằm kéo tơ, cày bừa ruộng đất làm chết côn trùng…đều là giết hại, mà cơm áo của chúng ta có được là từ những việc như thế, cho nên cũng chẳng khác nào giết hại loài khác để giành lấy sự sống cho chính mình. Hiểu được như thế mới thấy rằngg sự hoang phí lương thực, vật dụng…cũng không khác gì việc giết hại. Cho đế những việc lỡ tay làm chết, giẫm chân đoạt mạng, thật không thể biết được đã nhiều đến mức nào, nên phải hết sức đề phòng, hạn chế. Cổ thi có câu rằng:
Lưu hạt cơm thừa, thương chuột đói,
Giữ mạng thiêu thân, chẳng đốt đèn
Thật nhân từ biết bao
Thiện hạnh có rất nhiều, không theer kể hết ra được, nhưng từ nơi điều vừa nói trên đây mà suy xét rộng ra, thì muôn ngàn công đức đều có thể đầy đủ cả.